CUNG-THUẬT

 

 

II.
BINH-KH
Í TRUNG-CỔ

 

1 - Binh-Khí Phát-Xạ


A.
Cung Tên
弓箭

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       Cung Việt gồm có hai loại : loại Cung Săn-Bắn và loại Cung Ðánh-Trận.       

 

I - Hình-Thái Cánh Cung và sự Cấu-Trúc :

       Loại Cung Săn-Bắn và loại Cung Ðánh-Trận đều hoàn-toàn dị-biệt về hình-thái và về sự cấu-trúc.

       A - Cung Săn-Bắn :
       Ở Viễn-Đông « Cung » (弓) dùng để săn-bắn thường làm bằng gỗ cây Dâu - Morus alba, Morus rubra - [còn ở Âu-Châu Cung thường làm bằng gỗ Thông Đỏ (bois d'If), cũng vừa bền chắc vừa dẽo-dai]. Đó là loại Cung gọi là « Cung Cánh Thẳng » hình "cong đơn".
       « Cung » (弓) lại được chế-biến rất sớm trong lịch-sử để thành « Ná Cung » (梛弓), thường gọi tắt là « » (梛) và được gọi là Đạn-Cung 彈弓, cũng là một loại Cung cánh "cong đơn", có hai sợi giây kết lại buộc hai đấu nối liền với một miếng da trâu ở chính giữa, dùng để bắn đạn Sõi & Đá, đạn Chì, đạn Bi đất sét nung, đạn Bi thủy-tinh hoặc đạn Bi sắt-thép ; thường dùng để săn-bắn nhưng cũng được dùng trong chiến-trận, nhưng khi đó Cánh Cung được cấu-trúc theo loại "Cung Cánh Bẽ Cong" như Cung Đánh Trận, mà dẽo-dai hơn.

« Cung & Tên 弓箭 » săn bắn.
Thời Nhà NGUYỄN (Thế-kỷ 19)

( Tín-Dụng Ảnh : Ogier )

« Ná Cung 梛弓 », còn gọi là « Đạn-Cung 彈弓».
Thời Nhà NGUYỄN (Thế-kỷ 19)

( Tín-Dụng Ảnh : Ogier )

 

« Ná », còn gọi là Đạn-Cung 彈弓, được sử-dụng
trong Hội Bắn Ná Saigon - miền Nam nước Việt, 1910.

( Tín-Dụng Ảnh : Stephen Selby )

 

« Ná », còn gọi là Đạn-Cung 彈弓, được sử-dụng
trong Hội Bắn Ná Saigon - miền Nam nước Việt, 1910.

( Tín-Dụng Ảnh : Stephen Selby )

 


       Về những thời sau, người ta còn chế-biến « Ná » (梛) thành một loại « Nỏ » (gọi theo Hán-ngữ là Nỗ 弩), dùng để bắn đạn Bi đất sét nung, Bi thủy-tinh, hoặc Bi sắt, nên được gọi là « Nỏ Bắn Đạn » (Đạn-Nỗ 彈弩).

Ná Săn Bắn dùng Đạn Bi,
còn được gọi là « Cung Bắn Đạn » (Đạn-Cung 彈弓).
(Thái-Lan - Thế-Kỷ 20)

(Tín-Dụng Ảnh : Pellet Bow/Stone Bow Archery)

Nỏ Săn Bắn dùng Đạn Bi,
còn được gọi là « Nỏ Bắn Đạn » (Đạn-Nỗ 彈弩).
(Thái-Lan - Thế-Kỷ 20)

(Tín-Dụng Ảnh : Pellet Bow/Stone Bow Archery)






Nỏ Săn Bắn dùng Đạn Bi,
còn được gọi là « Nỏ Bắn Đạn » (Đạn-Nỗ 彈弩).
(Pháp-Quốc - Khoảng 1550~1600 CN)

(Tín-Dụng Ảnh : metmuseum.org)





Ná Đánh Trận
, còn được gọi là « Đạn-Cung Trận 彈弓陣 ».
(Trung-Hoa)


( Tín-Dụng Ảnh : George Cameron Stone )

Danh-Tướng Lý-Quảng 李廣 giương « Đạn-Cung 彈弓 ».
- Nhà Tây-Hán 西漢 - 202 TCN ~ 9 CN -

(Tín-Dụng Ảnh : British Museum)

Trưởng-Tiên dùng « Đạn-Cung 彈弓 » bắn Thiên-Cẩu.
(Trung-Hoa - Tranh của Trương-Tiên 张先 )

(Tín-Dụng Ảnh : British Museum)

Cung-Thủ sử-dụng « Đạn-Cung 彈弓 ».
- Tranh vẽ của Tiền-Tuyển (Qian Xuan 錢 選 khoảng 1235~1300) -

(Tín-Dụng Ảnh : British Múeum)

bắn Đạn Bi, còn được gọi là « Đạn-Cung 彈弓 ».
(Trung-Hoa)

(Tín-Dụng Ảnh : Pellet Bow/Stone Bow Archery)




       B - Cung Ðánh-Trận :
       Loại Cung dùng để đánh trận thì Cánh Cung hình "cong đôi" : đó là loại « Cung Cánh Bẽ Cong », hình-thành bởi những nhiên-liệu phức-hợp (gỗ dâu, tre, sừng, gân thú, da).




Cung Đánh Trận

( Tín-Dụng Ảnh : Stephen Selby )

       

       Ngoài ra, Loại Cung dùng để đánh trận của vương-quốc Đại-Việt còn có thứ Cánh Cung làm bằng Thép rất thông-dụng dưới thời Nhà Hậu-LÊ (LÊ Trung-Hưng), đó là loại « Thiết-Thai Cung », mang đậm nét ảnh-hưởng của loại Cung Kaman thuộc văn-hóa Ấn-Độ, còn thông-dụng mãi đến thế-kỷ 19.

 

Cung-Trận vương-quốc Đại-Việt
- Tranh thời Nhà NGUYỄN, Thế-kỷ 19 -

 

Cung-Trận vương-quốc Đại-Việt
- Tranh thời Nhà LÊ Trung-Hưng, Thế-kỷ 17 -

( Tín-Dụng Ảnh : Nguyễn Ngọc Phương Đông)

 

Cung Kaman của Ấn-Độ - Thế-kỷ 19.

( Tín-Dụng Ảnh : oriental-arms.com )

Cung Kaman của Ấn-Độ - Thế-kỷ 19.

( Tín-Dụng Ảnh : oriental-arms.com )

 

II - Những Thành-Phần Cây Cung :

       Cây Cung gồm có hai thành-phần chính-yếu : Cánh Cung và Thân Cung.

       A - Cánh Cung :
              Cánh Cung lập-thành phần chỉ-định sức mạnh và phẩm-lượng của cây Cung. Cánh Cung thường được làm bằng chất-liệu đồng-nhất cho Cung Săn-Bắn, nhưng luôn luôn bằng chất-liệu phức-hợp cho Cung Đánh-Trận và có hai đầu, một đầu làm Ngọn Cung gọi là «Cung Sao (弓 稍)» và một đầu làm Chuôi Cung gọi là «Cung Nhị (弓 弭)».

       B - Thân Cung : 
              Thân Cung dùng để cầm nắm Cung, được làm bàng Tre, Gỗ và Sừng Trâu. Nó đòi hỏi rất nhiều chú-trọng.



Hình-thù của cây Cung Đánh Trận,
lúc tháo gở dây Cung, thì gần giống như
hình chữ "C" đóng vòng lại.



Túi đựng Tên của Đại-Việt.

(Tín-Dụng Ảnh : George Cameron Stone)

 

III - Cách Chế-Tạo Cung :

              Theo truyền-thống, người ta thường dùng gỗ Dâu để làm Cánh Cung, dùng Tre và Sừng Trâu để làm Thân Cung.
              
Lúc chưa lắp Giây, Cung cong ngược ra phía sau nên phần làm bằng Tre nằm về phía trong (tức là phần Lưng của cây Cung) và phần làm bằng Sừng Trâu thì nằm về phía ngoài (tức là phần Bụng của cây Cung). Khi lắp Giây vào, thì vị-trí thân Cung đổi ra ngược lại, và Lưng Cung là phần hướng về mục-tiêu phát-xạ.
              Toàn thân lòng Cung được làm bằng Tre, còn phần làm bằng Sừng Trâu dát mõng được cấu-trúc bằng hai mảnh nối đầu nhau. Cánh Cung, làm bằng gỗ Dâu, có khi được cũng-cố bằng Sừng hoặc bằng Ngà, và được khoét rãnh nơi Ngọn Cung và Chuôi Cung để lắp Dây Cung.
              Thân Cung làm bằng Tre được thoa Keo cả hai mặt để dán vào bên làm bằng Sừng và được quấn bởi Gân Bò. Lớp ngoài phần làm bằng Sừng và Gân Bò được bao bởi một lớp Vỏ Cây Trắc dẽo và cứng.       
              Gân Bò được lấy ra dọc theo xương sống Bò và đem phơi khô rồi được ngâm nước cho mềm đặng xé ra thành từng sợi để quấn Thân Cung.
              Keo dán (Phiêu-Giao - 鰾 膠 ) được chế-tạo từ Ruột Cá và Bong-bóng Cá Tầm (Esturgeon).
              Cung làm xong được đem hong khô từ từ trong một buồng có đốt lửa ngày đêm. Thời-gian hong khô kéo dài từ mười ngày đến vài tháng. Khi Cung đã hong khô hoàn-toàn, sẽ được chà láng và thoa thêm một lớp Keo dán rồi được đem sơn mài.

              Vì nhờ những vật-liệu dẽo-dai đó, cánh cung vừa cong vừa nhẹ và ngắn hàm-tích nhiều năng-lực khi giương cung. Hình-thù của cây Cung, lúc tháo gở dây Cung, thì gần giống như hình chữ "C" đóng vòng lại. Đầu Cánh Cung thì thẳng cứng khoảng dài 20 cm và dùng làm đòn bẫy (người Mông-Cổ gọi là "Sayah") qui-nạp sự chuyển-giảm để Khai Cung. Cánh đòn bẫy chuyển-giảm đó, đặt cây "Cung Cánh hình Cong Đôi" này vào vị-trí giữa cây «Cung Cánh Thẳng» cổ-điển và cây «Cung Cánh Cong» hiện-đại được thiết-bị ròng-rọc tân-tiến.

              Cung Đánh Trận của Viễn-Đông, thì đằng Cung Sao (弓 稍) và Cung Nhị (弓 弭) có lắp «Con Nhạn đỡ Dây Cung», lúc buông giây cung, đặng cọng-hưởng gia-tăng sức đàn-hồi, và đó là điểm để phân-biệt vối kiểu cây Cung các nước Cận-Đông.

 



Con Nhạn đỡ Dây Cung Viển-Đông
(Tây-Tạng)


( Tín-Dụng Ảnh : Stephen Selby )

 

IV - Cây Tên (Tiễn - 箭) :

       A) Những thành-phần :

              1 - Mũi Tên : Thời Thượng-Cổ, Mũi Tên được làm bằng Đá-Lửa (Silex). Về sau mũi Tên được làm bằng xương, rồi bằng Đồng, bằng Sắt đến bằng Thép trui.

Mũi Tên bằng Đá Lửa (Silex) Thời Tiền-Sử.

(Tín-Dụng Ảnh : thecobbs.com)

 

Mũi Tên bằng Thép thời Trung-Cổ.

(Tín-Dụng Ảnh : 3d-pictures.picphotos.net)

 

Mũi Tên Chiến-Lược Hiện-Đại.

(Tín-Dụng Ảnh : pinterest.com)

 

Mũi Tên Săn-Bắn Hiện-Đại.

(Tín-Dụng Ảnh : bowhuntingmag.com)

 

              2 - Thân Tên : Thời Thượng-Cổ, Thân Tên được làm bằng gỗ, nên vì trọng-lượng mà Tên bắn không được xa. Đến thời Trung-Cỗ, thân Tên được làm bằng Cỏ Bồng, nên bắn được xa hơn nhiều. Và chính vì đó mới có thành-ngữ «Tang-Bồng Hồ-Thỉ» (Cung gỗ Dâu, Tên cỏ Bồng) để nói về chí-khí kẻ làm trai.
              Tuy-nhiên Thân Tên làm bằng Cỏ Bồng không bền chắc để sử-dụng ngoài sa-trường, nên về sau Thân Tên được làm bằng gỗ Thông-Bá-Hương, vừa nhẹ lại vừa bền-chắc và dẽo-dai hơn.
              Thân Tên có khi dược làm đặc-biệt làm bằng Ngà voi ; nhưng đó là trường-hợp của Cây Tên ngoại-lệ. Thí-dụ như cây Tên bằng ngà của Sở-Cung-Vương (Chu Gong Wang 楚 共 王) vào « Thời-đại Xuân-Thu - 春 秋 時 代» (722-481 trước CN) đã đưa cho nhà thiện-xạ Dưỡng-Do-Cơ (Yang Youji 養 由 基) bắn chết Ngụy-Kỳ (Wei Qi 魏 琦).




Tên Chiến-Trận Trung-Cổ

( Tín-Dụng Ảnh : George Cameron Stone )





Tên Chiến-Trận Viễn-Đông

( Tín-Dụng Ảnh : oriental-arm.com )

 

              3 - Ðuôi Tên : Nó có Khứa đuôi, thường được làm bằng Sừng, để dễ cầm gài vào dây Cung mà phát-xạ và có gắng Lông vũ để hoàn-bị đường Tên bay.

Đuôi Tên thời Hiện-Đại bằng Plastic.

(Tín-Dụng Ảnh : thelongbowshop.com)

 

Đuôi Tên Cổ-Truyền bằng Sừng.

(Tín-Dụng Ảnh : hunarchery.com)

 


       B) Công-thức Tỉ-Lệ Thăng-Bằng (FOC %) (Front of Center Percentage) : Khoa-học ngày nay đã tìm ra Công-thức vật-lý giúp tính-toán Trọng-Lực của Mũi Tên, từ Trọng-Tâm của cây Tên tùy theo Bề Dài cüa cây Tên.



Cách Tính-Toán Tỷ-Lệ Thăng-Bằng

( Tín-Dụng Ảnh : WebArchery )

 

       Nếu L là bề dài cüa cây Tên và L’ là bề dài từ chí đuôi Tên đến điểm của Trọng-Tâm cây Tên, thì Công-thức Tỉ-Lệ Thăng-Bằng (FOC %) tính cho Mũi Tên loại "Field 100 hạt" (1 hạt = 0,0648 g ; tức 0,0648 g x 100 = 6,48 g) là :

(L’ - ½L) 100
------------------
L

       Tỉ-Lệ Thăng-Bằng (FOC %) = từ 10% đến 15% là tốt nhứt cho quỹ-đạo Tên bay.

       Tuy-nhiên, Công-thức FOC % trên đây chỉ đúng với trường hợp bắn vào những mục-tiêu ở cự-ly xa từ trên 50 bước (>36,50m) đến trên 100 bước (>73m).

       Đối với trường hợp Kị-Xạ (bắn cung trên lưng ngựa) thì nó không còn áp-dụng được nữa vì bắn vào những mục-tiêu rất gần :
       - Môn Kỵ-Xạ của Hung-Gia-Lợi, Trung-Hoa, Tây-Tạng, Mông-Cổ, Việt-Nam hay Đại-Hàn đều phát-xạ trong tầm cự-ly khoảng 7m đến 9m ở tư-thế Hoành-Xạ và trong tầm cự-ly khoảng 35m ở tư-thế Trực-Xạ và Hậu-Xạ ;
       - Môn Yabusame (流 鏑 馬 - Lưu Đích Mã) của Nhật-Bản, thì chỉ phát-xạ trong tầm cự-ly khoảng 2,50m đến 3,50m mà thôi, trong tư-thế Hoành-Xạ.

 

       C) Cách-Thức Tính-Toán Mức Cứng-Chắc và Dẽo-Dai (Spine) của Cây Tên :

       Sự Phát-Xạ (Bắn Tên) tùy-thuộc nơi mức Cứng-ChắcDẽo-Dai của Thân Tên và Sức Mạnh của Cây Cung.



Cách-Thức Minh-Định sự Uốn-Lượn của Thân Tên

( Tín-Dụng Ảnh : Montjoie Grand-Sud Médiéval )

 

       Thân Tên càng bị uốn cong nhiều trước sức trì-kéo của Quả Cân thì Thân Tên càng dẽo-dai và Cây Cung phát-xạ càng phải nhẹ-yếu. Ngược lại, Thân Tên càng ít bị uốn cong trước sức trì-kéo của Quả Cân thì Thân Tên càng Cứng-Chắc và Cây Cung phát-xạ càng phải nặng-mạnh.

       Công-Thức Toán-Học minh-định mức Cứng-Chắc và Dẽo-Dai (gọi là Spine) đã được hoàn-chỉnh bởi Kevin C. Kerlog như sau :

D = P (L)3 / K


mà :

D = là sự Uốn-Lượn tìm-kiếm bằng mm ;
P = là Khối-Lượng (907g cho Thân Tên bằng Gỗ ; 880g cho Thân Tên bằng Aluminium hoặc bằng Carbone) dùng để đo-đạc sự Uốn-Lượn ;
L = là chiều dài của Thân Tên dùng cho việc đo-đạc (bằng 26" (660.4mm) đối với Thân Tên bằng Gỗ ; 28" (711.2mm) đối với Thân Tên bằng aluminium hay carbone) ;
k = là Hàm-Lượng phải minh-định trước theo công-thức nghịch, K = P (L)3 / DD là sự Uốn-Lượn tìm-kiếm bằng mm của chính Thân Tên được tính-toán cho chiều dài của riêng nó (28" hay 26" tùy theo thể-chất Gỗ hay Aluminium hoặc Carbone).

 

Ban Võ-Sư
VÕ-TRẬN-ĐẠI-VIỆT
Bình-Định Sa-Long-Cương
FRANCE

TRỊNH Quang Thắng

 

 

 

 

 

 

 

Thư-Mục :

- “A Glossary of The Construction, Decoration and Use of Arms and Armor in All Countries and in All Times” by George Cameron Stone - Jack Brussel, Publisher (New York).

 

 

 

 

Trở lại Trang CUNG-THUẬT

 

 

 

 

 

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.